Bản đồ quy hoạch tỉnh Đồng Tháp sẽ cho bạn biết những thay đổi trong kế hoạch quy hoạch của tỉnh, đồng thời, giúp bạn nhìn nhận những vấn đề về đất và đầu tư nơi đây hợp lý hơn.

Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long với vị trí về chính trị, kinh tế, văn hóa nhất định. Những năm gần đây, Đồng Tháp luôn là một trong những đơn vị đi đầu trong định hướng quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế – xã hội với những kế hoạch và dự định mang tính đột phá, bền vững. Bên cạnh đó, với những lợi thế lớn về vị trí địa lý đắc địa, điều kiện thiên nhiên nhiên nhiều ưu ái và trù phú đã giúp thế đất cũng như thị trường bất động sản tại đây như “viên ngọc sinh lời’ của giới đầu tư. Hãy cùng theo dõi bản đồ quy hoạch tỉnh Đồng Tháp chi tiết và những mục tiêu, định hướng phát triển giai đoạn 2021 – 2025 của tỉnh trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về tỉnh Đồng Tháp

Đồng Tháp là một trong ba tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười với những điều kiện phát triển hết sức phong phú. Về diện tích khu vực, tỉnh Đồng Tháp có diện tích 3.374 km², với dân số toàn tỉnh gần 1,7 triệu người. Đây là khu vực có điều kiện tự nhiên đặc thù với hệ thống sông, ngòi dày đặc, nhiều ao, hồ lớn. Đặc biệt, Đồng Tháp có con sông Tiền chảy qua với chiều dài chiếm đến 132 km.

Khí hậu ở Đồng Tháp tương tự đặc trưng kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa chủ yếu là mùa mưa và mùa khô. Khí hậu nhiệt độ quanh năm giao động không lớn. Con người nơi đây cũng dựa vào những điều kiện này mà phát triển rất tốt các thế mạnh về nông lâm ngư nghiệp cũng như tạo các tiền đề phát triển kinh tế, du lịch.

-

Đánh giá chung, tỉnh có nhiều lợi thế về thiên nhiên, khí hậu và con người. Nơi đây cũng là một trong những tỉnh nằm trong vùng trọng điểm lương thực – thực phẩm của cả nước và thế mạnh lớn về thủy – hải sản.

Ngoài ra, hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp khá phong phú và đa dạng giúp người dân di chuyển dễ dàng trong khu vực và các tỉnh thành lân cận.

Vị trí địa lý

Tỉnh Đồng Tháp thuộc hệ thống 13 tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh duy nhất có địa bàn ở cả hai bờ sông Tiền. Tỉnh có đường biên giới giáp với Campuchia (giáp tỉnh Prây-veng của đất nước này) với chiều dài 48km thông qua hệ thống 4 cửa khẩu là: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước.

Đồng Tháp có nhiều thuận lợi trong vị trí địa lý như:

+ Phía đông giáp với tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang

+ Phía tây giáp với tỉnh An Giang

+ Phía nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ.

+ Phía bắc giáp với tỉnh Prey-veng của Campuchia và tỉnh Long An.

Như đã nói, hệ thống giao thông của tỉnh rất phát triển. Đồng Tháp có hệ thống đường quốc lộ 30, 54, 80, quốc lộ N1, N2 với mạng lưới giao thông đa dạng, mạnh mẽ, giúp thuận tiện cho việc di chuyển từ Đồng Tháp đến thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh thành lân cận.

Điều kiện tự nhiên

Đồng Tháp có con Sông Tiền chảy qua dài 132km, chia tỉnh thành 2 vùng lớn khác tách biệt: vùng phía Bắc sông Tiền thuộc khu vực Đồng Tháp Mười có địa hình bằng phẳng, và vùng phía Nam sông Tiền nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu lại có địa hình dạng lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào giữa, vì thế, khu vực này thường bị ngập nước vào mùa lũ hằng năm.

Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Hằng năm. mùa mưa của tỉnh bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô Đồng Tháp sẽ bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình năm nơi đây tầm là 82,5%, số giờ nắng trung bình theo ngày là khoảng 6,8 giờ/ngày. Lượng mưa trung bình năm của Đồng Tháp từ 1240 –1450 mm, thường tập trung mạnh mẽ vào mùa mưa, chiếm đến 90 – 95% lượng mưa trong năm.

Thông tin về dân cư

Hiện tại, dân số ước tính của Đồng Tháp đang tầm khoảng 1,7 triệu người. Trong đó, thành phần dân tộc cũng khá đa dạng nhưng phân chia không quá rõ ràng. Người Kinh tạo Đồng Tháp là đa số và chiếm khoảng 99,3%. Còn lại, dân cư Đồng Tháp còn có người Khmer và người Hoa. Mật độ dân số của tỉnh đạt 495 người/km², với dân số thành thị khoảng 290.201 người, chiếm 18,1% dân số toàn tỉnh, còn lại, dân số sống tại nông thôn đạt khoảng 1.309.303 người, chiếm 81,9% dân số.

Nhìn chung, tỷ lệ cân bằng dân số của tỉnh ở mức khá ổn định. Dân số là nam giới đạt khoảng 799.230 người và dân số là nữ giới đạt khoảng 800.274 người. Ngoài ra, về kinh tế, tỉnh Đồng Tháp có mức thu nhập bình quân đầu người khá cao so với cả nước. Theo ước tính, trong năm 2020, thu nhập của tỉnh đã đạt 47 triệu đồng/người, trong đó, khu vực thành thị là 51 triệu đồng/người và khu vực nông thôn là 45,6 triệu đồng/người.

Tài nguyên thiên nhiên

Tỉnh Đồng Tháp được thiên nhiên ưu ái, ban tặng cho nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng như tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên du lịch, cụ thể như sau:

+ Tài nguyên đất: Nguồn tài nguyên đất đa dạng như đất phù sa, đất phèn, đất xám. Trong số đó, tỷ lệ đất phù sa chiếm số lượng lớn với 50%, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

+ Tài nguyên nước: Tỉnh Đồng Tháp sở hữu hệ thống kênh, rạch, sông ngòi chằng chịt với những con sông lớn như sông Sở Thượng và sông Sở Hạ. Hệ thống khoảng 1000 kênh rạch lớn nhỏ không chỉ giúp phát triển giao thông thuận lợi mà còn hỗ trợ đắc lực cho việc chống ngập úng, thoát lũ và đưa nước vào đồng dễ dàng hơn.

+ Tài nguyên rừng: Đồng Tháp có hơn 10.000 ha rừng tràm cùng hệ thực vật, động vật phong phú tạo nên một hệ sinh thái rừng và sự đa dạng sinh học.

+ Tài nguyên khoáng sản: Đồng Tháp có các loại khoáng sản như sét gạch ngói, sét cao lanh, than bùn… phân bố tại huyện Tam Nông, Tháp Mười với trữ lượng khoảng 2 triệu m3.

+ Tài nguyên du lịch: Tỉnh Đồng Nai nổi bật với du lịch sinh thái, du lịch vì tại đây có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, mang đặc trưng vùng miền. Bên cạnh đó, tỉnh còn giữ được nhiều di tích lịch sử, văn hóa có giá trị…là tiềm năng lớn để phát triển du lịch tại vùng đất này.

Kết cấu hạ tầng

Tỉnh Đồng Tháp chú trọng trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thúc đất phát triển kinh tế – xã hội. Dưới đây là những điểm nổi bật trọng kết cấu hạ tầng của tỉnh:

+ Giao thông: Hệ thống giao thông thuận lợi với 3 quốc lộ đó là quốc lộ 30, quốc lộ 80 và quốc lộ 54. Cùng với đó là mạng lưới giao thông trên sông dày đặc giúp việc di chuyển từ Đồng Tháp đến TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh trong đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh của Campuchia dễ dàng hơn.

+ Điện: Năm 2020, Điện lực Đồng Tháp đã đầu tư xây dựng và sửa chữa hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí gần 250 tỷ đồng. Hiện công ty đang quản lý, vận hành ổn định và an toàn 20 tuyến đường dây 110kV. Tổng chiều dài đường dây 263 km. Tổng dung lượng là 858 MVA. Hơn 589.000 khách hàng được cung cấp dịch vụ, 99,99% hộ dân có điện. – Nước: Hệ thống nước sạch của tỉnh Đồng Tháp do công ty cổ phần cấp nước và môi trường đô thị tỉnh Đồng Tháp (Dowasen) chịu trách nhiệm. Lượng nước luôn đảm bảo sạch, người dân có thể chủ động được nguồn nước.

+ Cầu, đường: Trong những năm gần đây, sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Tháp đã triển khai thực hiện nhiều công trình nâng cấp, đầu tư xây mới các tuyến đường như đường vành đai ĐT848 giai đoạn 2, Hoàng Sa, ĐT845 Mỹ An – Trường Xuân… Bên cạnh đó cũng thực hiện việc bảo trì đường bộ, sửa chữa cầu đường kịp thời khi bị hư hỏng để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

+ Giáo dục đào tạo: Tỉnh Đồng Tháp có 172 trường mẫu giáo, 321 trường Tiểu học, 130 trường Trung học cơ sở, 41 trường Trung học phổ thông, 12 trường phổ thông cơ sở, 2 trường trung học phổ thông chuyên, 4 trường Đại học và Cao đẳng, 1 trường chính trị, 1 trường quân sự.

+ Các cơ sở hạ tầng khác: Hệ thống thông tin liên lạc của tỉnh cũng được nâng cao, ngầm hóa trên 90%. Điều này mang lại tính ổn định cao, không bị ảnh hưởng của thời tiết như mưa bão, cây đổ đứt cáp, xung đột… Bên cạnh đó, hệ thống xử lý rác thải, nước thải cũng được chú trọng, đảm bảo hạn chế ô nhiễm môi trường.

Xã hội

Việc huy động nguồn lực xã hội đã đáp ứng nhu cầu phát triển, đặc biệt là thu hút nguồn lực xã hội. Theo thống kê, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội huy động trong giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 83.516 tỷ đồng, chiếm 22,3% GRDP của tỉnh. Lĩnh vực văn hóa – xã hội được chú trọng, gắn kết hài hòa với việc phát triển kinh tế.

Bản đồ hành chính và Thông tin quy hoạch

Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp

Bản đồ quy hoạch tỉnh Đồng Tháp

Đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Đồng Tháp:

Thành phố (3): Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự

Huyện (9): Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành

Bản đồ giao thông tỉnh Đồng Tháp

Bản đồ quy hoạch tỉnh Đồng Tháp

+ Đường bộ: Tỉnh Đồng Tháp có tuyến quốc lộ 30, 54, 80 và N2 giúp việc di chuyển nhanh chóng, thông suốt, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế – xã hội.

+ Đường thủy: Sở hữu 02 bến cảng bên bờ Sông Tiền giúp cho việc vận chuyển hàng hóa, thuận lợi trong việc di chuyển qua Campuchia.

+ Cửa khẩu: Đồng Tháp có 07 cửa khẩu, trong đó có 02 cửa khẩu quốc tế Thường Phước (huyện Hồng Ngự) và Dinh Bà (huyện Tân Hồng).

Bản đồ du lịch tỉnh Đồng Tháp

Bản đồ quy hoạch tỉnh Đồng Tháp

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đồng Tháp

Bản đồ quy hoạch tỉnh Đồng Tháp

Một số quyết định quy hoạch tỉnh Đồng Tháp bạn có thể tham khảo để tìm hiểu thêm:

+ Phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Cao Lãnh gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

+ Hội nghị lập quy hoạch, kế hoạch phát triển KT- XH tại đồng bằng sông Cửu Long

+ Chủ trương điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030

+ Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng nâng cấp, mở rộng Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đồng Tháp

+ Quy hoạch định hướng các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

+ Quy hoạch khu đất Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thập Nhất Phong (Auto) và Bến xe khách tại phường 2, TP Cao Lãnh

+ Chủ trương điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030

+ Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

+ Quy hoạch phân khu đô thị Cửa khẩu Thường Phước, huyện Hồng Ngự theo tiêu chí đô thị loại V

+Thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

+ Quy hoạch chi tiết xây dựng nâng cấp, mở rộng Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đồng Tháp

+ Quy hoạch chung khu vực dự kiến thành lập thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự

+ Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu xây dựng Khu Cửa khẩu Quốc tế Dinh Bà, huyện Tân Hồng

+ Điều chỉnh tổng dự toán và bổ sung gói thầu tập huấn về xây dựng và quản lý đô thị vào lập đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Cao Lãnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Hi vọng, những thông tin về bản đồ quy hoạch tỉnh Đồng Tháp trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về địa phương này cũng như giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về xác hội cũng như bất động sản nơi đây. Bên cạnh đó, đừng quên tham khảo giaanproperty.vn để cập nhật những tin tức mới nhất.