Quy hoạch cao tốc Cam Lộ – Lao Bảo có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Quảng Trị. Bài viết dưới đây là tất tần tật các thông tin về đường cao tốc này.

Quảng Trị là một tỉnh có vị trí quan trọng tại khu vực Trung Bộ, đó là lý do ngày nay tỉnh được chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các dự án giao thông nổi bật như đường sắt, quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, đường bờ biển, quốc lộ 9, quốc lộ 15D,… Tuy nhiên trên trục Đông – Tây lại không có hệ thống đường bộ cao tốc kết nối, trong khi tỉnh Quảng Trị thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai lũ lụt, cộng thêm sự ách tắc về giao thông đoạn từ Cam Lộ đến cửa khẩu Lao Bảo liên tục ùn tắc,… là những lý do để UBND tỉnh Quảng Trị đề xuất Thủ tướng, Bộ Giao thông vận tải xem xét, chấp thuận triển khai đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Cam Lộ – Lao Bảo.

Thông tin chi tiết về cao tốc Cam Lộ – Lao Bảo

quy hoạch cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo 1

Dự kiến, tuyến cao tốc Cam Lộ – Lao Bảo sẽ được quy hoạch như sau:

Vị tríChạy theo hướng Đông Tây của Quảng Trị, nối huyện Cam Lộ với cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, huyện Hướng Hóa.
Chiều dài70km
Làn xe4
Bề rộng nền đường17m
Tổng mức đầu tưDự kiến là 7.700 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước từ ngân sách Trung ương là 28,31%
Phương thức đầu tưPPP (đối tác công – tư)
Thời gian hoàn vốn19 năm
Thời gian triển khaiDự kiến 2021 – 2025
Thời gian hoàn thànhDự kiến 2026 – 2030
Đơn vị thực hiệnUBND tỉnh Quảng Trị là cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án theo phương thức PPP.

UBND tỉnh Quảng Trị sẽ phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải sẽ phối hợp trong quá trình triển khai thực hiện.

Bộ Giao thông vận tải cho rằng đề xuất đầu tư cao tốc Cam Lộ – Lao Bảo là phù hợp với Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ-TTg (ngày 3/3/2016) cũng như Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050.

Ý nghĩa của việc quy hoạch cao tốc Cam Lộ – Lao Bảo

Giảm áp lực cho Quốc lộ 9

-

Quốc lộ 9 – Hành lang kinh tế Đông-Tây là con đường duy nhất để kết nối 2 miền Đông và Tây của tỉnh Quảng Trị. Tuyến đường này dài 97km, nối cảng biển Cửa Việt với thành phố Đông Hà cùng các huyện như: Cam Lộ, Đakrông, Hướng Hóa và Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo.

Quốc lộ 9 chỉ có quy mô đường cấp III với 2 làn xe , thường xuyên phải “chịu đựng” những chuyến hàng bằng container nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Lào và ngược lại, nay đã quá tải và xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu di chuyển và vận chuyển của người dân. Vì vậy, tháng 6/2021, UBND tỉnh Quảng Trị đã đề xuất với Thủ tướng xem xét việc bổ sung đầu tư tuyến cao tốc Cam Lộ – Lao Bảo sẽ thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2025 và định hướng đến năm 2030.

Việc xây dựng cao tốc Cam Lộ – Lao Bảo được xem là cấp thiết để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng quá cảnh, kết nối các trục dọc quốc gia với cửa khẩu quốc tế và cảng biển khu vực.

Tăng khả năng kết nối

Bất cứ dự án cao tốc nào cũng không nằm ngoài vai trò là đáp ứng nhu cầu di chuyển và kết nối giữa các khu vực với nhau. Và cao tốc Cam Lộ – Lao Bảo cũng vậy, tuyến đường này khi hoàn thành sẽ giúp kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm, đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Quảng Trị. Từ đó giúp nâng cao năng lực vận tải, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, kết nối tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây của cả nước.

Hành lang kinh tế Đông – Tây là một sáng kiến được nêu ra tại Hội nghị Bộ trưởng tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng lần thứ 8 tổ chức tại Manila (Philippines) năm 1998. Hành lang được chính thức thông tuyến vào ngày 20/12/2006.

Theo đó, hành lang này dựa trên một tuyến giao thông đường bộ dài 1.450km, có cực Tây là thành phố Cảng Mawlamyine (Myanmar), đi qua bang Kayin (Myanmar) và các tỉnh:  tỉnh Tak, tỉnh Sukhothai, tỉnh Kalasin, tỉnh Phitsanulok, tỉnh Khon Kaen, tỉnh Yasothon, tỉnh Mukdahan (Thái Lan), Savannakhet (Lào), Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và cực Đông là thành phố Đà Nẵng (Việt Nam).

Ý nghĩa của tuyến hành lang Đông – Tây:

  • Đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa các địa phương của 4 nước theo hành lang, tạo điều kiện để phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư;
  • Giảm chi phí vận tải cho các địa phương dọc theo hành lang giúp việc vận chuyển hàng hóa và hành khách đạt hiệu quả cao;
  • Góp phần xóa đói giảm nghèo cho các địa phương dọc hành lang.

Tại Việt Nam, tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây là con đường ngắn nhất để kết nối 2 đại dương (là Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương), đồng thời cũng là con đường ngắn nhất kể kết nối 2 thị trường lớn là Trung Quốc và Ấn Độ.

Tính đến thời điểm hiện tại, toàn bộ khu vực miền Trung hiện không có hệ thống đường bộ cao tốc kết nối theo hướng Đông – Tây, trong khi đây là trục vận tải hàng hóa lớn giúp kết nối các nước trên hành lang kinh tế Đông – Tây và kết nối các đại dương. Do vậy, việc đầu tư xây dựng cao tốc Cam Lộ – Lao Bảo không chỉ là cần thiết mà còn rất cấp thiết.

Phục vụ công tác cứu nạn cứu hộ

Quảng Trị là một trong những tỉnh thường xuyên chịu tác động của bão lũ. Những năm qua, mỗi lần bão lũ tới là Quốc lộ 9 đi qua khu vực huyện Đakrông và huyện Hướng Hóa lại bị sạt mái ta luy dương và xói lở ta luy âm; cầu, cống bị ngập nước gây chia cắt và ách tắc giao thông.

Vì vậy, việc đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Cam Lộ – Lao Bảo là cần thiết và cấp thiết để phá vỡ thế độc đạo của tuyến Quốc lộ 9, phục vụ cho công tác cứu hộ cứu nạn khi xảy ra thiên tai, bão lũ.

Phát triển kinh tế – xã hội

quy hoạch cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo 3

Khi tuyến cao tốc Cam Lộ – Lao Bảo được hoàn thành sẽ giúp cho việc vận chuyển, lưu thông và kết nối trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn. Nhờ vậy các hoạt động kinh doanh, buôn bán, trao đổi cũng nhờ vậy trở nên sôi động, tấp nập hơn.

Sự có mặt của tuyến cao tốc không chỉ làm thay đổi bộ mặt của khu vực, đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội mà bất động sản cũng là lĩnh vực được hưởng lợi. Ở những khu vực có dự án đi qua bất động sản đang “rục rịch” tăng giá từng ngày, số lượng người quan tâm đến bất động sản Cam Lộ và bất động sản Hướng Hóa ngày một tăng cao.

Tuy nhiên, đầu tư chạy theo hạ tầng đòi hỏi nhà đầu tư cần nhìn xa trông rộng để dự đoán tiềm năng và nắm bắt cơ hội. Không phải mọi khu vực có cao tốc đi qua đều xứng đáng để đầu tư. Vị trí, tiềm năng, pháp lý,… vẫn là những yếu tố hàng đầu mà nhà đầu tư cần phải quan tâm khi quyết định “xuống tiền”.

Trên là toàn bộ thông tin về quy hoạch cao tốc Cam Lộ – Lao Bảo được cập nhật vào vào tháng 2/2022. Để nhanh chóng nắm bắt những thông tin mới nhất về dự án này và các dự án cao tốc khác, hãy thường xuyên truy cập vào Gia An Property nhé!