Quy hoạch cao tốc Quy Nhơn – Pleiku đã được Chủ tịch UBND 03 tỉnh Gia Lai, Bình Định, Kon Tum kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ để đẩy nhanh thời gian phê duyệt và tiến độ thực hiện nhằm đảm bảo theo chỉ đạo trong Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/03/2016. Vậy tuyến đường cao tốc này được xây dựng như thế nào và sẽ đem lại hiệu quả gì? Cùng tìm hiểu thông tin mới nhất về quy hoạch tuyến cao tốc này dưới đây.

Thông tin quy hoạch cao tốc Quy Nhơn – Pleiku

Cao tốc Quy Nhơn – Pleiku là tuyến đường quan trọng góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ cao tốc Việt Nam. Dự án sau khi được triển khai và hoàn thành sẽ giúp phần giảm tải lưu lượng giao thông đáng kể trên Quốc lộ 19. Đồng thời, cao tốc cũng góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của 03 tỉnh Gia Lai, Bình Định, Kon Tum.

Hình ảnh minh họa Cao tốc Quy Nhơn – Pleiku
Hình ảnh minh họa Cao tốc Quy Nhơn – Pleiku

Thông tin tổng quan quy hoạch cao tốc Quy Nhơn – Pleiku như sau:

  • Tên dự án: Cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.
  • Tổng chiều dài: 160 km.
  • Điểm đầu: Nằm tại điểm giao với Quốc lộ 1A thuộc khu vực huyện Tuy Phước và tuyến cao tốc Bắc – Nam thuộc phía Đông của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
  • Điểm cuối: Nằm tại nút giao với tuyến đường cao tốc Bắc – Nam thuộc phía Tây của TP Pleiku, tỉnh Gia Lai.
  • Phân đoạn: Chia làm 02 giai đoạn: Giai đoạn 1 dự kiến được quy hoạch thành 02 làn xe, có chiều rộng nền đường hơn 17 m. Giai đoạn 2 thực hiện quy hoạch thành 04 làn đường hoàn chỉnh và dự kiến được triển khai ngay sau khi giai đoạn 1 hoàn thành.
  • Tổng mức đầu tư: 56.000 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 1 dự kiến đầu tư khoảng 40.000 tỷ đồng và giai đoạn 2 dự kiến đầu tư 16.000 tỷ đồng.
  • Quy mô: 04 làn xe.
  • Hình thức đầu tư: Đa dạng nhiều hình thức khác nhau gồm: Ngân sách Nhà nước, huy động vốn ODA, kêu gọi vốn đầu tư PPP hoặc BOT và BT.

Chủ chương quy hoạch đường cao tốc Quy Nhơn – Pleiku

Thực hiện theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, đầu tháng 03/2020, Chủ tịch UBND 03 tỉnh Gia Lai, Bình Định, Kon Tum đã cùng nhau họp bàn và trình Thủ tướng Chính phủ sớm chấp thuận kế hoạch quy hoạch đường cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.

Theo kế hoạch quy hoạch đã được Chủ tịch UBND 03 tỉnh thống nhất thì dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku dự kiến sẽ được xây dựng theo hướng phân kỳ đầu tư để đảm bảo tính hiệu quả và giúp việc huy động vốn thuận lợi hơn. Cụ thể, cao tốc Quy Nhơn – Pleiku sẽ được phân thành 02 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1 (thời gian thực hiện: 2021 – 2025): Thực hiện xây dựng cao tốc với 02 làn xe và chiều rộng nền đường là 17,25 m. Đồng thời, trong giai đoạn này cũng triển khai xây dựng và hoàn thiện các hệ thống công trình đường bộ khác liên quan như công trình cầu, cống, hầm đường bộ qua đèo An Khê, đèo Mang Yang. Tổng vốn đầu tư dự kiến cho giai đoạn này là 40.000 tỷ đồng. Tuy chỉ xây dựng 02 làn xe nhưng quy mô giải phóng mặt bằng vẫn thực hiện theo quy hoạch 04 làn xe để đảm bảo cho việc triển khai giai đoạn 2.
  • Giai đoạn 2 (thời gian thực hiện: 2026-2030): Hoàn thiện quy mô 04 làn xe theo kế hoạch quy hoạch tổng thể. Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn này là 16.000 tỷ đồng.

Dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku có điểm đầu nằm tại điểm giao giữa Quốc lộ 1A thuộc huyện Tuy Phước với tuyến cao tốc Bắc – Nam thuộc phía Đông của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định và điểm cuối nằm tại nút giao với tuyến đường cao tốc Bắc – Nam thuộc phía Tây của TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Cao tốc Quy Nhơn – Pleiku là tuyến đường cao tốc nằm ngang đi song song với Quốc lộ 19 và cao tốc 19B nối giữa Khu kinh tế Nhơn Hội với sân bay Quốc tế Phù Cát.

Cao tốc Quy Nhơn – Pleiku được quy hoạch xây dựng đến năm 2030
Cao tốc Quy Nhơn – Pleiku được quy hoạch xây dựng đến năm 2030

Lợi ích của cao tốc Quy Nhơn – Pleiku

Là tuyến đường quan trọng không chỉ về giao thông, cao tốc Quy Nhơn – Pleiku còn đem đến nhiều lợi ích khác cho sự phát triển kinh tế 03 tỉnh Gia Lai, Bình Định, Kon Tum mà còn hỗ trợ thúc đẩy kinh tế của khu vực Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung.

Giảm tải áp lực trên Quốc lộ 19

Quốc lộ 19 được khánh thành vào năm 1961 và được xem là con đường huyết mạch duy nhất kết nối giao thông giữa các tỉnh Tây Nguyên với khu vực duyên hải miền Trung (quan trọng là khu vực cảng Quy Nhơn, Bình Định). Quốc lộ 19 có tổng chiều dài là 240 km, trong đó quãng đường qua tỉnh Gia Lai là 169,5 km, quãng đường qua tỉnh Bình Định là 70,5 km với điểm đầu nằm tại cảng Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và điểm cuối nằm tại Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, tỉnh Gia Lai. Trải qua quá trình sử dụng lâu dài, mặc dù đã được nâng cấp, sửa chữa nhiều lần nhưng tuyến đường Quốc lộ 19 vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân cũng như các doanh nghiệp. Do đó, việc xây dựng cao tốc Quy Nhơn – Pleiku có hướng đi song song với Quốc lộ 19 sẽ giúp giảm tải đang kể lưu lượng giao thông, vận chuyển hàng hóa trên đường Quốc lộ.

Không chỉ có vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông, di chuyển và vận chuyển hàng hóa, Quốc lộ 19 còn có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo vệ quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên với lưu lượng giao thông nhiều và chất lượng xuống cấp, Quốc lộ 19 ngày càng trở nên quá tải cũng như không đảm bảo vai trò trong việc hỗ trợ, bảo vệ quốc phòng, an ninh. Do đó việc xây dựng cao tốc Quy Nhơn – Pleiku là điều cần thiết, quan trọng và cần được đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội

Không chỉ giúp giảm tải lưu lượng trên Quốc lộ 19, giúp rút ngắn thời gian di chuyển qua các tỉnh, cao tốc Quy Nhơn – Pleiku còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của 03 tỉnh Gia Lai, Bình Định, Kon Tum nói riêng mà còn hỗ trợ thúc đẩy kinh tế của khu vực Tây Nguyên và duyên hải miền Trung.

Cao tốc Quy Nhơn – Pleiku có vai trò quan trọng đối với 03 tỉnh Gia Lai, Bình Định, Kon Tum
Cao tốc Quy Nhơn – Pleiku có vai trò quan trọng đối với 03 tỉnh Gia Lai, Bình Định, Kon Tum

Cao tốc Quy Nhơn – Pleiku sau khi được hoàn thành sẽ trở thành trục cao tốc ngang qua hệ thống các cảng biển của khu vực duyên hải miền Trung kết nối Biển Đông với khu vực Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam, vươn xa hơn là khả năng kết nối với các nước Thái Lan, Myanmar. Đây cũng là tuyến đường cao tốc ngang kết nối tuyến cao tốc dọc Bắc – Nam, giúp hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ cao tốc Việt Nam.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã khẳng định: Tuyến cao tốc Quy Nhơn-Pleiku có tính chất đặc biệt quan trọng, kỳ vọng mở ra hướng phát triển mới cho tỉnh nhà. Nó không những phát huy lợi thế về vị trí địa kinh tế cả tỉnh Bình Định, Gia Lai và Kon Tum mà còn tạo bước đột phá chiến lược về kết cấu hạ tầng. Đây sẽ là một trong những hành lang vận tải quan trọng nối cảng biển Quy Nhơn với Tây Nguyên và các nước láng giềng Lào, Campuchia, Đông Bắc Thái Lan trong giao thương hàng hóa. Đặc biệt, tuyến cao tốc khi được đầu tư sẽ thúc đẩy ngành du lịch của không chỉ 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định phát triển mà còn giúp kết nối giữa các tỉnh Duyên hải miền Trung với Tây Nguyên và xa hơn là các nước Lào, Campuchia, Thái Lan…

Bên cạnh đó, việc xây dựng cao tốc giúp 02 tỉnh Gia Lai, Bình Định khai thác quỹ đất dọc tuyến để phát triển kinh tế, xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế và giao thương của địa phương. Điều này còn giúp thị trường bất động sản tại 02 tỉnh này ngày càng phát triển và tạo nhiều điều kiện hơn để người dân phát triển, hướng tới cuộc sống hiện đại hơn.

Trên đây là thông tin quy hoạch cao tốc Quy Nhơn – Pleiku. Để cập nhật tiến độ thực hiện dự án cũng như tìm hiểu các dự án bất động sản nào đang được đầu tư trên dọc tuyến đường cao tốc này bạn hãy truy cập website: https://www.giaanproperty.vn/ của Công ty TNHH Công nghệ và Bất Động Sản GIA AN.